Trang Kim Luxury

Sự lựa chọn hàng đầu về kim cương của Giới thượng lưu ✓ Kim cương tự nhiên 100% ✓ Nhẫn cầu hôn, Nhẫn cưới kim cương ✓ Kim cương GIA ✓ Nhẫn kim cương

[Chi Tiết] Lễ Dạm Ngõ Miền Nam Truyền Thống & Hiện Đại: Ý Nghĩa, Thủ Tục

 Truyền thống đám cưới của người Việt Nam sẽ trải qua 3 nghi lễ quan trọng, bao gồm lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ cưới. Hôm nay, Trang Kim Luxury sẽ chia sẻ các thủ tục quan trọng trong lễ dạm ngõ miền Nam. Cũng như một số điều cần chuẩn bị cho buổi lễ hoàn hảo.

1. Tổng quan về lễ dạm ngõ miền Nam

Hiểu đơn giản, lễ dạm ngõ chính còn được gọi là đám nói, lễ đi nối. Vậy nghi lễ này có ý nghĩa, đặc trưng gì? Sự khác nhau giữa thủ tục trong miền Nam so với miền bắc và miền trung như thế nào?

1.1. Giới thiệu về lễ dạm ngõ

Lễ dạm ngõ là dịp gặp gỡ chính thức giữa 2 bên phụ huynh. Mục đích là để tìm hiểu hoàn cảnh của nhau. Nếu phía nhà trai và nhà gái đều ưng thuận thì sẽ tiến hành bàn bạc đến chuyện ăn hỏi. Sau đó tổ chức lễ cưới cho đôi trẻ.

Lễ dạm ngõ là dịp gặp gỡ chính thức giữa 2 bên phụ huynh
Lễ dạm ngõ là dịp gặp gỡ chính thức giữa 2 bên phụ huynh

1.2. Lễ dạm ngõ miền Nam có ý nghĩa gì?

“Danh chính ngôn thuận” là việc mà người Việt từ xưa đến nay luôn coi trọng. Dù ở vùng miền nào thì cũng cần thực hiện nghi lễ này. Đặc biệt lễ dạm ngõ miền Nam được diễn ra đồng nghĩa với việc công nhận mối quan hệ của đôi lứa.

Đám nói chính là hình thức xác nhận nhà trai đã chấp thuận, muốn xin cưới người cô gái mình yêu. Và muốn xin nhà gái rước cô ấy về xây dựng hạnh phúc đường đường chính chính.

1.3. Những đặc trưng của lễ dạm ngõ miền Nam truyền thống và hiện đại

Về quy tắc dạm ngõ miền Nam truyền thống hay hiện đại đều sẽ như nhau. Tuy nhiên sẽ có một vài điểm khác như:

Thông thường nếu như khoảng cách địa lý quá xa thì có thể thỏa thuận gộp đám đi nối và lễ hỏi. Thực hiện các nghi thức chung một ngày để thuận tiện hơn cho nhà trai.

Một số đặc trưng cơ bản của lễ chạm ngõ
Một số đặc trưng cơ bản của lễ chạm ngõ

Ngày nay phần lễ vật cũng thoáng hơn rất nhiều trong suy nghĩ của người miền Nam. Họ không quá khắt khe việc cần phải có những gì mà sẽ thỏa thuận trực tiếp cùng nhà trai. Tuy nhiên về phía nhà trai vẫn phải chuẩn bị đầy đủ lễ vật đàng hoàng để dâng lên bàn thờ tổ tiên.

1.4. So sánh lễ dạm ngõ miền Nam với miền bắc và trung

Hãy cùng Trang Kim Luxury so sánh đám nối ở miền Nam, miền Bắc và miền Trung nhé:

  • Ở miền Nam: Mâm lễ đám hỏi thường có cặp rượu, cặp trà, đĩa trầu cau và mâm ngũ quả. Thành phần tham dự thì ngoài cha mẹ còn có những người có tiếng nói trong dòng họ.
  • Ở miền Bắc: Lễ vật gồm cặp trà, cặp rượu, bánh trái, trầu cau. Người tham dự là cha mẹ, cô dì chú bác nhưng không quá 7 người.
  • Ở miền Trung: Lễ vật chỉ có khay trầu cau và một chai rượu gói giấy đỏ. Số người dự chỉ có cha mẹ và chú rể tương lai mà thôi.

2. Những điều cần chuẩn bị cho lễ dạm ngõ miền Nam

Lễ dạm ngõ là một nghi thức quan trọng trước khi tổ chức đám cưới. Dưới đây là một số điều cần chuẩn bị cho đám nối ở miền Nam:

2.1. Lễ vật dạm ngõ

Đầu tiên cần chuẩn bị lễ vật dạm ngõ, đây là điều quan trọng không thể thiếu. Việc chuẩn bị không quá phức tạp, chỉ cần cặp rượu - trà được gói giấy kính đỏ trang trọng. Bên cạnh đó còn có mâm trái cây và trầu cau, nên têm trầu cánh phượng.

Chuẩn bị các lễ vật dạm ngõ cần thiết
Chuẩn bị các lễ vật dạm ngõ cần thiết

Đối với gia đình nhà gái không đặt nặng vấn đề lễ vật thì nhà trai chỉ cần mang khay trầu cau và cặp rượu. Như thế đã xem như là chuẩn bị đủ lễ. Đây cũng là lý do vì sao lễ dạm ngõ miền Nam còn được gọi là lễ bỏ rượu.

Việc chuẩn bị ngày nay không quá phức tạp và tốn nhiều thời gian. Hoàn toàn có thể đặt một tráp lễ tại cửa hàng chuyên tổ chức, hỗ trợ sự kiện cưới hỏi. Khi nhận tráp nên kiểm tra xem có đầy đủ lễ vật cần thiết hay không.

2.2. Trang phục và trang sức

Ngoài ra, trang phục đi đám nối cũng cần được chuẩn bị tươm tất. Phụ nữ có thể mặc áo dài, còn người nam sẽ mặc áo vest hoặc sơ mi. Tuy nhiên vấn đề này lại không quá ép buộc. Chỉ cần ăn mặc lịch sự để sang nhà gái.

Chuẩn bị trang phục và trang sức cho ngày dạm ngõ
Chuẩn bị trang phục và trang sức cho ngày dạm ngõ

Để tôn thêm vẻ lĩnh lãm, quý phải thì nhà trai có thể đeo thêm trang sức. Hãy đến với Trang Kim Luxury để tìm mua những loại trang sức phù hợp, làm điểm nhấn đặc biệt cho trang phục. Tại nơi đây chuyên cung cấp trang sức có chất lượng cao. Được chế tác từ những vật liệu cao cấp, có chứng nhận GIA.

2.3. Phương tiện đi lại

Cần tính khoảng cách từ đàn trai qua bên đàn gái là bao xa. Từ đó tính toán, xem xét chuẩn bị phương tiện đi lại sao cho hợp lý và an toàn. Nếu cách nhau nhiều tỉnh thành có thể đi bằng đường bay hoặc xe ô tô. Nếu là nơi sông nước thì việc đi lễ dạm ngõ bằng xuồng, ghe cũng sẽ rất thuận tiện.

2.4. Dọn dẹp và trang trí nhà cửa, bàn thờ sạch sẽ tươm tất

Không chỉ có bên chú rể tương lai mà phía cô dâu tương lai cũng cần có sự chuẩn bị. Hãy dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ và trang trí sao cho mới mẻ. Đặc biệt, bàn thờ tổ tiên luôn phải ưu tiên lau dọn thật sạch.

Dọn dẹp và trang trí nhà cửa, bàn thờ tổ tiên sạch sẽ
Dọn dẹp và trang trí nhà cửa, bàn thờ tổ tiên sạch sẽ

Bởi nhà trai qua sẽ đặt lễ vật lên bàn thờ tổ tiên. Đồng thời quan sát xung quanh nhà cửa để đánh giá nhà gái. Chính vì vậy đây là điều vô cùng quan trọng mà phía nhà gái cần phải chú ý.

2.5. Chuẩn bị hoa quả, trà nước

Khi có khách đến, việc mà chúng ta cần làm đó là chuẩn bị thức ăn nhẹ. Đây là cách tiếp đón lịch sự, nhất là đón nhà chồng tương lai. Chỉ cần mua một số trái cây dễ ăn. Đừng quên nấu nước pha trà để mời gia đình bên đó uống nhé!

Một số gia đình cực kỳ hiếu khách, họ sẽ đặt cỗ để đãi nhà trai. Hay đơn giản là nấu bữa ăn nhẹ và cùng thưởng thức. Thông qua đó cả hai bên gia đình cũng sẽ hiểu nhau hơn. Cuộc trò chuyện cũng trở nên cởi mở, ít gượng gạo vì lần đầu gặp mặt.

3. Những thủ tục nhà trai cần làm khi mang lễ dạm ngõ đến nhà gái

Vào đúng ngày giờ đã ấn định, nhà trai sẽ qua nhà xin nhập gia. Trước đó nhà trai phải kiểm tra lại lễ vật xem còn thiếu những gì không. Đồng thời chỉnh tề trang phục lại trước khi nhập gia nhà gái.

Khi đến nơi sẽ được nhà gái đứng trước cổng chào đón. Vị đại diện bên nhà trai sẽ giới thiệu sơ lược rồi bắt tay vị đại diện nhà gái. Sau đó, gia đình nhà gái sẽ mời phía nhà trai vào bên trong. Nơi đã chuẩn bị sẵn bàn ghế, trà nước tiếp đón chu đáo.

Gia đình hai bên đã ổn định chỗ ngồi thì vị đại diện nhà trai sẽ thay mặt hỏi thăm đàn gái. Sau đó là giới thiệu từng thành viên đến tham dự lễ dạm ngõ. Giới thiệu theo vai về từ lớn đến nhỏ. Đây chính là phong tục lễ dạm ngõ miền Nam không thể thiếu.

Những thủ tục dạm ngõ cần thiết mà nhà trai cần làm
Những thủ tục dạm ngõ cần thiết mà nhà trai cần làm

Sau màn chào hỏi, nhà trai nêu rõ lý do của buổi gặp mặt. Cũng như giới thiệu những lễ vật đã chuẩn bị để thể hiện thành ý. Phía nhà gái sẽ phát biểu đồng ý và nhận lễ vật đó. Sau nhà cô dâu cũng đã chờ sẵn để chào hai họ. Lúc này gia đình nhà trai mới biết mặt cô dâu tương lai.

Nhà gái sẽ dâng lễ vật lên bàn thờ tổ tiên để nhờ ông bà chứng giám. Tiếp đến, đôi trẻ sẽ đứng trước bàn thờ và thắp nhang vái tổ tiên. Đồng thời đọc văn khấn là lời báo cáo với gia tiên về hôn nhân sắp tới. Mong được ông bà phù hộ, mang đến những tốt lành.

Cả hai bên tiếp tục tiến hành đến việc bàn bạc, thống nhất tổ chức đám cưới. Bao gồm các thủ tục quan trọng khác như: Ngày tổ chức ăn hỏi, lễ vật ăn hỏi cần có. Tiền thách cưới cũng sẽ được đưa ra trong thời điểm này.

Cuối cùng, nhà trai và chú rể tương lai sẽ ở lại dùng bữa cơm thân mật. Thời điểm này sẽ giúp gia đình thêm gắn kết và trở nên thân thiện hơn. Buổi lễ dạm ngõ như thế đã kết thúc. Với quy trình cơ bản từ A - Z vừa được Trang Kim Luxury chia sẻ.

4. Nhà gái cần có những thủ tục gì khi nhà trai đến dạm ngõ

Ngoài nhà trai thì nhà gái sẽ có những thủ tục gì cho lễ dạm ngõ miền Nam khi nhà trai đến:

4.1. Sự chuẩn bị của gia đình nhà gái

Gia đình nhà gái cần có sự chuẩn bị chu đáo cho đám nối với các công việc cơ bản sau:

Các thủ tục nhà gái cần chuẩn bị khi nhà trai đến chạm ngõ
Các thủ tục nhà gái cần chuẩn bị khi nhà trai đến chạm ngõ

  • Tiến hành lên danh sách người tham dự khi được nhà trai đánh tiếng. Nên mời cô dì, chú bác trước một thời gian để họ có sự chuẩn bị tốt nhất. Nhằm tránh có việc bận không thể tham dự buổi lễ được.
  • Sắm sửa trang phục quần áo sao cho phù hợp với sự chuẩn bị của nhà trai. Đặc biệt nếu bên họ mặc áo vest, áo dài thì nhà gái cũng cần sắm sửa quần áo tương xứng nhé! Tuy nhiên không cần quá khắt khe trong khâu chọn. Mặc sao vẫn đảm bảo lịch sự, gọn gàng là được.
  • Cần sửa chữa nhà cửa để đón tiếp nhà trai qua dạm ngõ. Quét sơn tường lại cho mới, thay mới bóng đèn, dọn dẹp hết đồ vật không cần dùng đến,... Nếu có thời gian nên trang trí nhà cửa sao cho đẹp mắt. Đây cũng là điều giúp ghi ấn tượng ban đầu rất tốt.
  • Lau dọn bàn thờ tổ tiên là việc cần làm. Bởi khi nhận lễ vật, nhà gái sẽ dâng lên bàn thờ và thắp nhanh nhờ ông bà chứng giám.
  • Làm cơm để tiếp đãi nhà trai thật chu đáo. Hoặc đặt mâm cỗ tại nhà hàng nếu không có nhiều thời gian chuẩn bị. Một bữa cơm thân mật sẽ giúp 2 bên sui gia tự nhiên và hiểu nhau hơn.
  • Thực hiện công tác tư tưởng đối với bà con hàng xóm. Nếu diện tích trước sân nhà gái không đủ lớn có thể thiếu chỗ đậu xe. Đặc biệt là nơi đặt bàn ghế tiếp đãi ăn uống. Cần đại diện một người có tiếng nói để sang nhờ hàng xóm hỗ trợ cũng như mong họ bỏ qua nếu gây ra phiền hà.

4.2. Sự chuẩn bị của cô dâu tương lai

Trong lễ dạm ngõ miền Nam, cô dâu cần là người cầu nối giữa hai bên gia đình. Cụ thể là cung cấp những thông tin quan trọng của buổi lễ để nhà trai có sự chuẩn bị chu đáo. Cô dâu nên giữ tinh thần thoải mái, truyền đạt thông tin đầy đủ nhất. Khi đó mọi việc giữa hai gia đình sẽ trở nên suôn sẻ.

Cô dâu tương lai cũng cần chuẩn bị chu đáo cho buổi lễ
Cô dâu tương lai cũng cần chuẩn bị chu đáo cho buổi lễ

Lựa chọn trang phục phù hợp và đẹp nhất cho ngày vui. Bởi vì ngày đó rất trọng đại, ra mắt họ hàng hai bên. Có thể ưu tiên mặc váy đầm, đồ công sở, áo sơ mi,... Hay theo nét đẹp truyền thống là mặc áo dài trắng hoặc đỏ.

Đừng quên trang điểm, làm tóc để bản thân thêm lung linh nhé! Nếu tự làm không được đẹp hoặc không có thời gian thì nên đến tiệm. Hoặc thuê thợ trang điểm có tay nghề để make-up.

Điều quan trọng là ấn tượng gặp gỡ ban đầu rất quan trọng. Vì thế, cô dâu tương lai nên áp dụng tuyệt chiêu đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên. Để tránh bị đánh giá và bàn tán không hay. Đặc biệt, lễ phép là yếu tố phải có khi gặp người lớn. Chào hỏi xong vẫn luôn giữ nét mặt vui tươi nhé!

Ngoài ra nếu muốn lưu lại kỷ niệm trong ngày trọng đại nên đặt quay phim, chụp ảnh. Khi thực hiện nên hỏi ý nhà trai và gia đình bên đó để họ không bỡ ngỡ.

5. Những lưu ý khi tiến hành dạm ngõ

Ý nghĩa của lễ dạm hỏi miền Nam là cực kỳ lớn. Dù tổ chức đám nối đơn giản thì nhà trai và nhà gái đều cần lưu ý những điều sau:

Những lưu ý cần biết khi tiến hành lễ dạm ngõ miền Nam

  • Tuyệt đối không tổ chức lễ chạm ngõ vào ngày xấu và giờ xấu. Nhất là tránh những ngày có sao Quả Tú, Cô Thần,... Bởi vì theo quan niệm xưa, việc tổ chức lễ dạm vào ngày xấu sẽ không mang đến may mắn cho cô dâu. Ngoài ra cũng nên tránh năm Kim Lâu vì cực kỳ xui xẻo.
  • Nếu một trong gia đình hai bên có tang thì nên cân nhắc nhé! Tuy nhiên thời nay, lễ dạm ngõ miền Nam đã thoáng hơn rất nhiều. Nếu không phải họ hàng thân thiết thì vẫn có thể tổ chức bình thường.
  • Cả hai bên gia đình đều cần chú ý đến việc mời người thân đến tham dự. Phải tránh chọn người đơn thân, đã mất chồng/vợ và cả gia đình bị hiếm muộn,... Đây chỉ là một quan niệm xưa cũ nhưng hãy nhớ lấy câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”.
  • Trong ngày lễ đi hỏi tránh việc làm vỡ đồ vật, nhất là kính. Vì đây là tín hiệu không may xảy đến đối với cặp đôi tương lai.
  • Việc chuẩn bị buổi lễ nên tham khảo ý kiến của nhau. Đặc biệt là thời điểm chọn ngày, giờ để tránh xảy ra nhiều vấn đề khó giải quyết.

Trang Kim Luxury vừa chia sẻ những thông tin chi tiết về lễ dạm ngõ miền Nam qua bài viết. Hy vọng thông qua đó, phía nhà trai và nhà gái sẽ biết cần chuẩn bị những gì. Cũng như biết được thủ tục thực hiện buổi lễ chạm ngõ như thế nào.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét