Với sự cởi mở và hiện đại ngày nay, các bạn trẻ có xu hướng sống thử trước hôn nhân trước khi quyết định kết hôn. Chính vì vậy, nhiều người vẫn đang suy nghĩ về vấn đề có nên sống thử trước hôn nhân hay không. Vậy thì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của Trang Kim Luxury để tìm câu trả lời nhé!
1. Sống thử trước hôn nhân là gì?
Sống thử là thuật ngữ chỉ việc các cặp đôi yêu nhau, có quan hệ tình cảm, chung sống với nhau như vợ chồng nhưng chưa đăng ký kết hôn. Đây là những người tự nguyện “góp gạo thổi cơm chung” để tìm hiểu nhau, cùng nhau xây dựng gia đình nhỏ để dễ dàng quyết định có thực sự muốn kết hôn hay không.
Những người sống thử không bị lệ thuộc về mặt pháp lý. Tuy chung sống với nhau như vợ chồng nhưng họ chưa đăng ký kết hôn. Sau một thời gian chung sống, nếu cảm thấy phù hợp thì quyết định tiến tới hôn nhân. Ngược lại nếu cảm thấy không phù hợp thì cả hai có thể rời đi.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc chung sống vẫn chưa nhận được sự ủng hộ của nhiều người, đặc biệt là cha mẹ và các thế hệ cha ông.
Ngoài ra, do chuẩn mực xã hội, tín ngưỡng, phong tục, tập quán truyền thống của nước ta rất coi trọng phẩm giá của người phụ nữ nên việc chung sống vẫn là vấn đề gây tranh cãi bởi nhiều ý kiến trái chiều.
Ở các nước phương Tây, đặc biệt là ở Mỹ, tình trạng sống thử phổ biến đến mức cha mẹ còn khuyên con cái không nên kết hôn nếu chưa về chung sống cùng nhau.
Trong một cuộc nghiên cứu được thực hiện vào năm 2015 bởi Trung tâm Xác suất Sức khỏe Quốc gia Mỹ (NCHS) cho thấy, có đến gần 67% các cặp vợ chồng đã kết hôn từ việc sống thử trước đó.
2. Lợi ích và tác hại khi sống thử
Việc sống thử sẽ có 2 mặt trái ngược nhau. Nếu có ý định sống thử, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng.
2.1. Lợi ích khi sống thử trước hôn nhân
Vậy những lợi ích của việc sống thử trước hôn nhân là gì?
2.1.1. Mối quan hệ trở nên gắn kết hơn
Tất cả các mối quan hệ lãng mạn đều có ít nhất ba mức độ thân mật: tình cảm, thể xác và tinh thần. Trong đó, gần gũi về cảm xúc và thể xác là hai phổ biến nhất loại trong tình yêu.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn có một mối quan hệ bền chặt hơn, thì sự gần gũi về tinh thần chắc chắn là điều cần thiết.
Sự gần gũi về tinh thần này chủ yếu đạt được thông qua quá trình chung sống. Bởi vì bạn kết nối với đời sống tinh thần của họ và hiểu rõ hơn về lối sống, cách suy nghĩ và cuộc sống của họ diễn ra hàng ngày. Từ đó, bạn có thể tìm cách cân bằng cuộc sống của mình và đối phương để “nâng tầm” tình yêu giữa hai bạn.
2.1.2. Giảm căng thẳng trước khi kết hôn
Sống thử có thể giúp giảm bớt lo lắng và căng thẳng trước hôn nhân. Quá trình kết hôn là một quá trình có nhiều khó khăn và đòi hỏi ở cả hai bên rất nhiều. Nếu không chuẩn bị sẵn sàng cho chặng đường dài này thì rất dễ vấp ngã trong hôn nhân. Chính vì vậy, sống thử cũng là một phương án giúp bạn làm quen với cuộc sống hôn nhân.
Bên cạnh đó, sống thử cũng giúp bạn hiểu mình cần làm gì và chuẩn bị gì khi sống chung với đối phương. Một điều quan trọng hơn đó là sẽ giúp bạn và người ấy có thể nhận ra những điểm phù hợp và những điểm không phù hợp để có thể sửa đổi và phát huy. Từ đó làm giảm đi những vấn đề mà các cặp đôi mới cưới thường gặp phải.
2.1.3. Sống thử giúp bạn dễ dàng đưa ra quyết định có nên kết hôn hay không
Nói một cách đơn giản, sống thử là cách sống giúp hai người tìm hiểu xem mình có thực sự phù hợp trở thành vợ chồng của nhau hay không. Sau đó mới quyết định có nên kết hôn hay không.
Bởi vì sống cùng nhau cho phép bạn hiểu rõ hơn và biết được tính cách của người này. Nếu đôi bên có thể dung hòa và chấp nhận nhau thì cuộc sống hôn nhân sẽ dễ dàng hơn, giúp hôn nhân hạnh phúc bền lâu.
Ngược lại, nếu thấy quá mệt mỏi hoặc có quá nhiều mâu thuẫn, bất đồng trong thời gian chung sống thì nên suy nghĩ kỹ về việc quyết định kết hôn.
2.2. Tác hại khi sống thử trước hôn nhân
Bên cạnh những lợi ích của sống thử khiến bạn hiểu rõ hơn về đối phương thì cũng có những tác hại mà bạn cần phải cân nhắc.
2.2.1. Vấn đề định kiến xã hội
Người Việt Nam ta xưa nay vẫn quan niệm rằng, việc nam nữ kết hôn danh chính ngôn thuận thì mới có thể về sống chung với nhau. Việc sống thử trước khi kết hôn là đi ngược lại với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Ngoài ra, nhiều người vẫn còn định kiến và có cái nhìn khắt khe với những người sống thử, đặc biệt là phụ nữ. Họ cho rằng phụ nữ chưa chồng mà sống với người đàn ông khác là quá dễ dãi, điều này làm hạ thấp hình ảnh của người phụ nữ.
2.2.2. Bạn có thể bị ảnh hưởng tâm lý
Không phải ai cũng có thể vượt qua được những vấn đề tâm lý nếu đã sống thử và chia tay. Một số người từng trải qua tình trạng này cảm thấy khó mở lòng với tình yêu mới, trong khi những người khác lại sợ kết hôn với người mình yêu.
Nhiều người gặp vấn đề như điều tiếng, nặng hơn là bị lạm dụng, bạo hành,… và rất khó tìm kiếm hay chia sẻ sự giúp đỡ với người khác. Đây là một trong những lý do tại sao bạn nên cân nhắc việc sống chung.
2.2.3. Mang thai ngoài ý muốn
Tình dục là yếu tố quyết định đến hơn 70% hạnh phúc gia đình. Sự hòa hợp trong tình dục giúp tăng cường tình cảm, củng cố mối quan hệ yêu đương. Tuy nhiên, nó cũng có thể để lại những hậu quả khó lường mà phổ biến nhất là mang thai ngoài ý muốn.
Nếu cả hai đã ổn định về mặt kinh tế và cũng có ý định kết hôn thì nó không hẳn là một điều tồi tệ. Tuy nhiên, nếu cả hai chưa muốn kết hôn hoặc không đủ khả năng về tài chính thì đó sẽ trở thành một vấn đề khó giải quyết.
3. Sống thử trước hôn nhân có vi phạm pháp luật?
Hiện nay, pháp luật Việt Nam không cấm hai người đã trưởng thành mà chưa có vợ, chồng chung sống cùng nhau và cư trú ở một nơi ở hợp pháp.
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng cho phép nam, nữ chung sống như vợ chồng mà không cần đăng ký kết hôn. Việc chung sống thử trước hôn nhân không bị cấm nếu cả nam và nữ chưa đăng ký kết hôn và không tồn tại quan hệ hôn nhân. Nếu bạn không đăng ký kết hôn mà chỉ chung sống với nhau như vợ chồng thì không phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng.
Luật không cấm nam nữ chung sống với nhau mà chưa đăng ký kết hôn, nhưng cũng không khuyến khích việc sống chung mà không đăng ký kết hôn. Sống thử trước hôn nhân mà không đăng ký kết hôn có thể phát sinh những hậu quả pháp lý ảnh hưởng đến quyền lợi của hai bên nam nữ. Vì vậy, để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của mình, các bên cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định chung sống trước hôn nhân.
Trên đây, Trang Kim Luxury đã tư vấn cho các bạn về những lợi ích và tác hại khi sống thử trước hôn nhân. Việc có sống thử trước hôn nhân hay không là quyết định của mỗi người. Tuy nhiên, trước khi đưa ra lựa chọn, bạn nên suy nghĩ thật kỹ và nghiêm túc về vấn đề này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét